Chú thích Nguyễn_Tư_Giản

  1. Nguyễn Tư Giản ra làm suốt bảy đời vua Nguyễn, gồm: Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh.
  2. Kinh Diên Khởi chú là tên một chức quan chuyên lo việc ghi chép những điều giảng bàn của vua và các quan ở tòa Kinh Diên.
  3. Nguyên là vào thời gian này các đê sông ở Bắc Kỳ thường bị vỡ, gây tai họa lớn. Trong triều đình lúc bấy giờ có hai chủ trương trái ngược nhau: Phái phá bỏ đê và phái tiếp tục đắp đê thêm. Cho nên nhân chuyến về thăm quê, nhà vua muốn Nguyễn Tư Giản đi tra xét luôn việc này. Khi trở lại Huế, ông đã phân tích rồi kết luận rằng việc phá bỏ đê là một điều rất nguy hiểm. Sau đó ông kiến nghị mười điểm: 1/ Đắp đê ở bờ biển để ngăn nước mặn. 2/ Nạo vét cửa biển để khỏi ứ đọng sỏi cát. 3/ Xây các đập để ngừa lúc nước lên to bất ngờ. 4/ Đào các sông nhánh để giữ dòng chính. 5/ Khơi các dòng cũ để phân tán sức nước lũ. 6/ Lấp các nguồn nước đọng để khỏi đọng bùn cát. 7/ Dự trữ tiền gạo để có sẵn chi phí. 8/ Trả tiền công hậu cho những người làm đê. 9/ Mở rộng việc quyên tiền để giúp cho những người trị thủy. 10/ Đặt ngạch dân đinh chuyên trách coi sóc đê điều, chống lụt.
  4. Chép theo Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế và Nguyễn Huệ Chi. Nhưng theo Trần Bá Chí, thì ông Giản không nằm dưới quyền của tướng Dụng mà là ông đã hiệp cùng Kinh lược quân vụ Nguyễn Đình Tân chia quân đi tiễu trừ, nhưng đại bại, bị cách chức cả hai. Sau đó, vua Tự Đức mới cử Thượng thư bộ Hình Trương Quốc Dụng lên thay. Tháng 6 năm Giáp Tý (1864), tướng Dụng bị tử trận ở Hà Nam, nhà vua liền điều Tuần phủ Đỗ Quang, Tuần phủ Nguyễn Hữu Thường, rồi lại phái thêm Thống tướng Nguyễn Tri Phương, Đốc binh Ông Ích Khiêm cùng Tán lý quân vụ Phạm Chi Hương hội quân đi đánh, mãi đến mùa thu năm Ất Sửu (1865), sáu viên chỉ huy của đối phương, trong số đó Tạ Văn Phụng mới bị bắt và bị tử hình...Sau đó, Nguyễn Tư Giản mới được xét cho khôi phục. (Lược theo Nguyễn Tư Giản qua biến động của cuộc đời in trong tạp chí Hán Nôm số 3 năm 2000. Xem chi tiết tại đây: ).
  5. Trên đường đi sứ sang Yên Kinh (Bắc Kinh) năm (1868), Nguyễn Tư Giản có làm bài "Biện di thuyết" khá nổi tiếng. Theo lời ông kể, khi đoàn sứ bộ ta tới Quảng Tây, thấy trong hiệu sách đang bày bán tập 'Việt Tây dư địa đồ thuyết', trong đó, phàm những nơi đất Trung Hoa tiếp giáp với Việt Nam đều ghi là "giáp mỗ di châu, di huyện". Bức xúc, ông viết bài "Biện di thuyết" (xem "Nguyễn Tư Giản, một tri thức lớn của nước ta thế kỷ 20" của Trần Nghĩa đăng trong Tạp chí Hán Nôm số 3 năm 2000, bản điện tử: ).
  6. Theo Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, tr. 680.
  7. Nguyễn Vĩnh Phúc, Danh nhân Hà Nội, Vũ Khiêu (chủ biên), Nhà xuất bản Hà Nội, 2004. Bản điện tử [liên kết hỏng]
  8. Ghi theo Nguyễn Huệ Chi và Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế. Nhưng theo Trần Bá Chí thì ông nhậm chức Thượng thư bộ Lại sớm hơn một năm. Ông Chí viết:Tháng 2 năm Giáp Tuất (1874) vua đã đề bạt ông làm Thượng thư bộ Lại kiêm lãnh việc Quốc tử giám. Sau đó mấy tháng, ông lại đảm đương thêm một phần việc ở bộ Lễ và Nha Thương bạc (theo nguồn đã dẫn).
  9. Theo theo Trần Bá Chí. Nguyễn Vĩnh Phúc ghi là người em trai bà vợ lẽ (theo nguồn đã dẫn).
  10. 1 2 Lược theo Trần Bá Chí, Nguyễn Tư Giản qua biến động của cuộc đời in trong tạp chí Hán Nôm số 3 năm 2000. Xem chi tiết tại đây:
  11. Vì che giấu thân phận nên ở đây người ta chỉ biết ông là "cụ Đồ Giản" .
  12. Xem chi tiết trong bài viết Nguyễn Tư Giản: cuộc đời và tác phẩm của Trịnh Khắc Mạnh, đang trên tạp chí Hán Nôm số 3 năm 2000.
  13. Xem chi tiết tại đây
  14. [liên kết hỏng]
  15. Lược theo Nguyễn Huệ Chi, trong Từ điển Văn học (bộ mới), tr. 1213-1214. Xem thêm phần luận thơ ở đây: